Chó, mèo là vật nuôi quen thuộc đối với rất nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng dịch và không được chăm sóc đúng cách, chúng sẽ dễ trở thành “thú dữ”, gây hại đến sức khỏe của con người.
Mặc dù các ngành chức năng liên tục khuyến cáo về việc tiêm vắc xin dại, nhưng tại Việt Nam trung bình có trên 400.000 người bị chó, mèo...cắn và khoản 100 người tử vong vì bệnh dại. Khi đã lên cơn dại, người bệnh chắn chắn sẽ tử vong 100%. Điều đáng nói, các ca tử vong vì dại chủ yếu là do chó, mèo của gia đình hoặc hàng xóm cắn. Chính tâm lý chủ quan “chó nhà” nên đã dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Đại đa số là trẻ em và người già bị chó cắn là chủ yếu. Nhiều trường hợp do chủ quan nên dẫn đến tử vong.
Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
- Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm và có người dẫn.
- Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
- Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:
+ Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.
+ Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%.
+ Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
+ Đến ngay trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
+ Tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam và các phương thuốc dân giang, gia truyền.
+ Đối với chó nuôi có đăng ký đã được tiêm phòng dại hàng năm, cần theo dõi con vật trong vòng 14 ngày.
+ Đối với chó, mèo không tiêm phòng dại, khi nghi mắc bệnh dại mà đã cắn, cào người thì phải nhốt theo dõi trong 90 ngày; trong trường hợp chưa cắn, cào người thì phải tiêu hủy.